Bệnh thủy đậu lây qua đường nào? dấu hiệu và cách phòng tránh

Bệnh thủy đậu là căn bệnh trái rạ,đang có xu hướng lây lan cho nhiều đối tượng. Đây là một trong những căn bệnh có tính lây nhiễm không nhỏ. Vậy bệnh thủy đậu lây qua đường nào?

Bệnh thủy đậu lây qua đường nào? dấu hiệu phát bệnh

Để tìm hiểu bệnh thủy đậu lây qua đường nào? trước tiên hãy cùng tintucf5.com tìm hiểu về dấu hiệu của chứng bệnh này. Khi phát bệnh, người bệnh thường có dấu hiệu đau đầu, thể trạng mệt mỏi, uể oải, sốt khá cao từ 38-39 độ C, cảm giác cơ thể mệt mỏi, chán ăn, viêm họng đỏ, có hạch sau tai.

Cơ thể xuất hiện các bóng nước, trên da có nốt hồng ban có kích thước vài milimet, sau khoảng 1-2 ngày mới xuất hiện những nốt đậu khoảng 5mm đến 10mm. Các phỏng nước này xuất hiện ở mặt, ngực và lưng, sau đó lan rộng khắp cơ thể.

Bệnh thủy đậu lây qua đường nào và cách phòng tránh
Bệnh thủy đậu lây qua đường nào và cách phòng tránh

Sau khi các nốt mụn đóng vảy và phục hồi, đóng vảy và biến mất. Trường hợp biến chứng có thể để lại sẹo hoặc  bị nhiễm trùng. Bệnh thường khỏi hoàn toàn sau 1-2 tuần nếu không có biến chứng gì xảy ra.

Bệnh thủy đậu lây qua đường nào? và cách phòng tránh 

Lây lan qua đường hô hấp

Bệnh thủy đậu lây lan qua đường nào? thì đường hô hấp được xem là phổ biến nhất, bệnh nhân chỉ cần tiếp xúc với người bệnh cũng có nguy cơ mắc phải căn bệnh này. Đặc biệt khi bệnh nhân hắt hơi hoặc ho, thì người ngồi bên rất dễ mắc bệnh. Do đó, để hạn chế khả năng lây nhiễm từ người này sang người khác, thì khi tiếp xúc với người bệnh nên đeo khẩu trang, khu ăn uống nên cách ly.

Bệnh lây lan qua đường tiếp xúc

Theo các chuyên gia y tế cho hay, bệnh thủy đậu còn có thể lây qua đường tiếp xúc, vì biểu hiện của bệnh thủy đậu là những nốt mụn nước. Nếu người mắc bệnh thường xuyên dùng chung với người không mắc bệnh, khi đó nguy cơ lây lan bệnh rất cao. Vì vậy, người bệnh cần được cách ly hoặc người bình thường phải chủ động không được dùng chung vật dụng cá nhân với người bệnh.

Ngay cả khi những nốt mụn của bệnh thủy đậu đã khô lại, kéo vảy nhưng virus thủy đậu vẫn chưa được triệt tiêu hoàn toàn. Vì vậy, trong giai đoạn này cũng không được chủ quan vì virus gây bệnh có thể lây sang người khác, nhất là những người có sức đề kháng yếu.

Cách phòng bệnh thủy đậu

Có thể nói đây là căn bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và  xã hội, do đó một trong những cách phòng bệnh thủy đậu tốt nhất là tiêm vaccine. Tiêm một liều duy nhất 0,5ml cho trẻ từ 1 – 12 tuổi. Tiêm 2 liều đối tượng từ 13 tuổi trở lên, cách nhau từ 6 – 10 tuần.

Bệnh thủy đậu lây lan qua đường nào? cách phòng tránh hiệu quả
Bệnh thủy đậu lây lan qua đường nào? cách phòng tránh hiệu quả

Việc tiêm chủng ngừa thủy đậu nên kết hợp cả người lớn và trẻ em, những người lớn khi mắc bệnh cũng gặp nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí còn có thể nặng hơn cả trẻ nhỏ nên việc tiêm chủng phòng ngừa là hoàn toàn cần thiết. Tiêm chủng phòng ngừa đối với phụ nữ trước khi có ý định mang thai từ 2-3 tháng cần đi tiêm vắc xin để bảo vệ sức khỏe cả mẹ và bé.

Lưu ý, không tiêm vắc xin thủy đậu khi đang sốt hoặc bị bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, người mẫn cảm với các thành phần của vắc xin. Đặc biệt những người bị thiếu hụt miễn dịch bẩm sinh hoặc mắc phải, phụ nữ đang mang thai.

Trên đây chúng tôi vừa chia sẻ với bạn dấu hiệu của bệnh thủy đậu, và bệnh thủy đậu lây qua đường nào? cách phòng tránh nào hiệu quả nhất? đây là căn bệnh có thể lây lan từ người này sang người khác với tốc độ rất nhanh. Do đó người bệnh cần có biện pháp chữa trị, phòng tránh hiệu quả để bệnh không biến chứng và tái trở lại.