Đổi mới chương trình phổ thông: Vấn đề chất lượng phải đặt lên hàng đầu
Theo kế hoạch đổi mới chương trình giáo dục phổ thông của Bộ giáo dục và đào tạo , dự thảo đang được bàn bạc và sẽ đưa vào chính thức trong thời gian sớm nhất .Nhưng có nhiều ý kiến cho rằng đổi mới giáo dục phải cần chất lượng chứ không cần thời gian.
Tính từ thời điểm dự thảo đến thời điểm đưa vào thực hiện có nhiều ý kiến cho rằng việc này là quá gấp gáp và vội vã . Trong đó không ít chuyên gia lo ngại về thời gian quá gấp từ khi dự thảo chương trình tổng thể đang xin ý kiến, sách giáo khoa cụ thể từng môn chưa biết như thế nào nhưng năm 2018 lại được đưa vào áp dụng giảng dạy luôn.
Có nhiều lí do cho sự băn khoăn về việc đổi mới nhanh chóng như thế này .Sự băn khoăn đó xuất phát từ việc lo ngại, giáo viên chưa sẵn sàng, cơ sở vật chất liệu có đáp ứng kịp thời, chưa nói đến nội dung chương trình sách giáo khoa còn chưa công bố nên chưa biết được tính hợp lý đạt ở mức độ nào.
Để làm rõ hơn vấn đề trên , ngày 22/5, bên hành lang Quốc hội phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã trao đổi với ông Phạm Tất Thắng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội. Đa số các ý kiến đều cho rằng cái cần đổi mới là để thay đổi chất lượng chứ không phải chạy đua theo thời gian .
Theo ông Phạm Tất Thắng: “Có thể nói, mốc 2018 đưa vào áp dụng thí điểm chương trình sách giáo khoa mới vào giảng dạy là được xác định trong Nghị quyết 88 của Quốc hội về đổi mới chương trình sách giáo khoa phổ thông.
Tuy nhiên, cá nhân tôi cho rằng, việc thay đổi chương trình sách giáo khoa phổ thông mới là một việc rất hệ trọng. Nó liên quan không chỉ một mà nhiều thế hệ học sinh của chúng ta và liên quan đến lực lượng lao động sau này của đất nước.
Cho nên, việc thực hiện chương trình sách giáo khoa mới tôi cũng quan niệm rằng, không phải tiến độ về thời gian là cái tiên quyết mà cái tiên quyết là chất lượng của việc chuẩn bị, sự cần thiết của các điều kiện khi chúng ta áp dụng”.
Cũng liên quan đến vấn đề này, chia sẻ với phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam bên hành lang Quốc hội chiều 22/5, Trưởng Ban Dân nguyện – Bà Nguyễn Thanh Hải cho biết:
“Tóm lại thời gian và chất lượng lúc nào cũng mâu thuẫn nhau. Trong khi, Bộ Giáo dục và Đào tạo muốn đến năm 2020 vấn đề thi cử được ổn định.
Cử tri rất lo lắng mỗi năm thay đổi, quá trình đổi mới bao giờ mới kết thúc. Mà đổi mới thì mọi sự không được ổn định. Đổ mới nhưng không biết có tốt lên không ?
Do đó, nỗ lực của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của Chính phủ sớm ổn định Nghị quyết Trung ương về vấn đề cải cách, đổi mới toàn diện căn bản giáo dục.
Hiện tại hàng triệu giáo viên vẫn chưa biết gì về chính sách dổi mới của bộ giáo ,nguồn lực, đội ngũ giáo viên thực hiện thì còn lo lắng. Nhưng mà nếu để một cái mốc quá xa, quá lâu thì cử tri không mong muốn như vậy.
Bao giờ cũng có sự mâu thuẫn nên từ bây giờ đến khi thực hiện cần rà soát để xem cái tiến độ như vậy có đảm bảo được chất lượng không? Giữa thời gian và chất lượng phải phù hợp, điều này rất cần thiết để đảm bảo tính khả thi của chương trình”.