M.U, Arsenal và Chelsea khó vô địch

Mọi thứ tự đều có thể xuất hiện trong bảng xếp hạng chung cuộc, khi mà M.U còn trực tiếp đụng độ Arsenal và Chelsea từ nay đến cuối mùa bóng.

Sở dĩ cuộc đua Top 4 ở Premier League chuyển sang cục diện mới như hiện nay là vì trong khi M.U của Ole Gunnar Solskjaer thắng liền 6 trận thì Chelsea mất 5 điểm ở các trận gặp Leicester, Southampton; Arsenal cũng mất 5 điểm ở các trận gặp Brighton, West Ham khi keo bong da được ổn định hơn.

Trên nguyên tắc, HLV Unai Emery có thể toan tính mọi lẽ, và nếu thành công thì Arsenal của ông sẽ thắng Chelsea. Nhưng làm sao ông tính được cách nào để Chelsea mất điểm… trước Southampton?

Nhưng rõ ràng: các đội bóng bị cho là yếu hơn mới chính là các đội sẽ (gián tiếp) quyết định trật tự chung cuộc của các ông lớn. Số trận “đại chiến” không nhiều. Và bất quá, các đội mạnh sẽ chỉ thắng qua, thắng lại trong các trận ấy.

Qua kết quả bóng đá đó cũng đừng bảo M.U (hoặc Chelsea, Arsenal) cứ việc tập trung, cố gắng thắng hết các trận “của mình” thì sẽ đương nhiên đạt mục tiêu. Bóng đá chưa bao giờ là như vậy (nên nó mới hay). Nếu là một cuộc thi tốc độ, VĐV chiến thắng không hẳn là người chạy nhanh nhất, mà thật ra đấy là VĐV để mất tốc độ (cao) ít nhất khi tất cả cùng tiến về đích.

M.U, Arsenal và Chelsea khó vô địch
M.U, Arsenal và Chelsea khó vô địch

Trên lý thuyết, đây là điều có thể làm được, vì là vấn đề khoa học. Một đội giữ nguyên thể lực thì sẽ trở nên mạnh mẽ hơn, phong độ tốt hơn vào cuối cuộc đua, đơn giản vì các đội khác khi ấy đã sa sút phong độ rồi. Thấy rõ nhược điểm về thể lực của mình, người Hà Lan nghĩ ra cách chơi khoa học, để họ luôn mất sức ít hơn đối thủ vào cuối trận. Nhìn vào bề mặt, giới quan sát cứ ngỡ “cơn lốc màu da cam” có thể lực siêu phàm.

Báo thể thao viết M.U, Arsenal và Chelsea sẽ hơn thua nhau không phải bằng kết cục cụ thể, mà bằng mối liên hệ giữa kết cục ấy với sự kỳ vọng dành cho 3 HLV hiện thời. Kiểu gì thì Solskjaer cũng chỉ được chứ không mất; Sarri chỉ mất chứ không được; và Emery đứng giữa.