Đường dây đánh bạc liên quan cựu cục trưởng C50 bị phát giác thế nào?

Từ trình báo của người phụ nữ thôn quê bị lừa 55 triệu đồng qua chat Facebook, cơ quan pháp luật đã lần ra đường dây đánh bạc quy mô hàng nghìn tỷ có bảo kê của sếp công an.

Theo Bộ Công an, đường dây đánh bạc nghìn tỷ có một trong những bị can là ông Nguyễn Thanh Hóa (cựu Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm Công nghệ cao – C50, Bộ Công an) bị phát giác từ việc ngày 25/5/2017. Khi Công an tỉnh Phú Thọ nhận được đơn trình báo của bà Võ Minh Phương (ở thành phố Việt Trì).

Bà cho biết bị một người trao đổi qua Facebook lừa đảo, chiếm đoạt 110 thẻ cào điện thoại (tổng trị giá 55 triệu đồng).

pháp luật
               Phan Sào Nam (trái) và cựu cục trưởng C50 Nguyễn Thanh Hóa.

Sau hai tháng điều tra, Công an tỉnh Phú Thọ bắt được thủ phạm là Lê Văn Huy (21 tuổi, ở tỉnh Quảng Trị). Tại cơ quan công an, Huy khai sau khi chiếm đoạt tài sản của bà Phương đã đổi thành tiền ảo để chơi trực tuyến qua hình thức ứng dụng.

Từ manh mối này, Công an tỉnh Phú Thọ truy ra đường dây tổ chức chơi trực tuyến do Nguyễn Văn Dương (chủ tịch HĐQT Công ty đầu tư phát triển an ninh công nghệ cao – CNC) là chủ mưu.

pháp luật
                             Phan Sào Nam thời điểm làm Chủ tịch VTC Online

Điều tra mở rộng vụ án, nhà chức trách tại Phú Thọ đã khởi tố và bắt thêm Phan Sào Nam (39 tuổi, cựu Chủ tịch hội đồng quản trị, Giám đốc Công ty cổ phần VTC truyền thông trực tuyến – VTC online).

Theo nhà chức trách, Nam và Dương điều hành đường dây đánh bạc dưới dạng chơi ứng dụng có thưởng thông qua hai “cổng” Rikvip và Tip.Club. RikVip như một sàn bạc ảo, được tổ chức chuyên nghiệp, đã tung ra hàng chục game liên quan đến chơi hay các dạng ứng dụng online.

Người chơi mua thẻ cào điện thoại và thẻ Vcard do CNC phát hành nạp vào game mua tiền ảo để đánh bạc thông qua dịch vụ chấp nhận thẻ từ cổng thanh toán của nhiều công ty. Doanh thu từ hình thức này do công ty CNC kiểm soát.

Người chơi cũng có thể nạp tiền vào tài khoản ATM thông qua cổng thanh toán trực tuyến để mua tiền ảo và thẻ game.

Cơ quan an ninh điều tra Công an tỉnh Phú Thọ xác định đường dây này thu lợi bất chính từ hành vi đánh bạc tới gần 2.800 tỷ đồng. Cơ quan pháp luật đã tạm giữ, kê biên 20 căn hộ và 13 ôtô các loại; phong tỏa tài khoản ngân hàng với hơn 380 tỷ đồng và nhiều sổ tiết kiệm.

Liên quan đường dây, ngày 11/3, Cơ quan An ninh, pháp luật  điều tra, Công an tỉnh Phú Thọ ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam với ông Nguyễn Thanh Hoá (60 tuổi, thiếu tướng, cựu Cục trưởng Cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao – C50, Bộ Công an) để điều tra về tội Tổ chức đánh bạc, theo khoản 2 điều 249 Bộ luật Hình sự 1999.

pháp luật
                                            Giao diện một game sử dụng tiền ảo.

Ông Hoá bị cáo buộc hành vi vi phạm pháp luật với trách nhiệm người đứng đầu của lực lượng cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao.

Cựu cục trưởng C50 Nguyễn Thanh Hoá bị cho rằng khi phát hiện đường dây đánh bạc qua mạng có quy mô hàng nghìn tỷ đã không kịp thời ngăn chặn.

Điều tra đường dây “đánh bạc, sử dụng mạng Internet thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản, tổ chức đánh bạc, mua bán trái phép hóa đơn và rửa tiền” xảy ra tại Phú Thọ và một số tỉnh thành, từ cuối tháng 8/2017 đến nay Công an tỉnh Phú Thọ đã khởi tố, bắt gần 70 người. Trong số này có ông Nguyễn Thanh Hóa (cựu Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm Công nghệ cao, Bộ Công an); Phan Sào Nam (39 tuổi, cựu Chủ tịch hội đồng quản trị, Giám đốc Công ty cổ phần VTC truyền thông trực tuyến – VTC online); Nguyễn Văn Dương (43 tuổi, Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH đầu tư phát triển an ninh công nghệ cao – CNC).

Theo tìm hiểu của tintucf5.com, trong sáng 11/3, nghe Đảng ủy Công an Trung ương và các cơ quan chức năng liên quan báo cáo kết quả điều tra, Ban Bí thư cho rằng đây là vụ án có quy mô đặc biệt lớn, tính chất đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, nhạy cảm, nhiều người… và có liên quan tới cả cán bộ công an.

Vụ án hiện bị khởi tố với nhiều tội danh gồm: sử dụng mạng Internet thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản, tổ chức đánh bạc, đánh bạc, mua bán trái phép hóa đơn và rửa tiền.

Nhà chức trách nhận định công ty do Nam và Dương điều hành kinh doanh, nhập khẩu thiết bị về công nghệ, tuy nhiên sau một thời gian chuyển sang tổ chức đánh bạc qua mạng.

Ông Nam và Dương bị cáo buộc là chủ mưu, điều hành đường dây đánh bạc trực tuyến qua mạng bằng hình thức ứng dụng. Người chơi mua thẻ cào điện thoại và thẻ Vcard do CNC phát hành nạp vào game rồi mua tiền ảo để đánh bạc thông qua dịch vụ chấp nhận thẻ từ cổng thanh toán của nhiều công ty. Doanh thu từ hình thức này do công ty CNC kiểm soát.

Cách thứ hai là sử dụng tiền của ngân hàng nạp vào tài khoản ATM thông qua cổng thanh toán trực tuyến để mua tiền ảo và thẻ game.

Nhà chức trách ước tính đường dây có hơn 20 triệu tài khoản tham gia với 8 triệu người chơi thường xuyên. Khi phá vụ án, cơ quan điều tra đã thu trên 1.000 tỷ đồng. Chưa có con số chính thức song số ngoại tệ đánh bạc chuyển ra nước ngoài ước tính chừng 3,6 triệu USD.

Cựu cục trưởng C50 Nguyễn Thanh Hóa bị cáo buộc với trách nhiệm người đứng đầu của lực lượng cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao, khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật của Nam và Dương đã không ngăn chặn kịp thời mà còn “bảo kê”. Ông Hoá bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Tổ chức đánh bạc theo khung hình phạt tại khoản 2 Điều 249 Bộ luật Hình sự năm 1999.

Ông Hoá làm Cục trưởng C50 từ năm 2009, sau nhiều năm làm lãnh đạo ở Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế. Cuối năm 2017, ông bị đình chỉ chức vụ, tước danh hiệu Công an nhân dân vào ngày 11/3.

Pháp luật quy định về chơi đỏ đen trên mạng như thế nào?

Luật sư Trương Anh Tú (Chủ tịch Công ty Luật Trương Anh Tú) phân tích, đánh bạc online được xem là việc sử dụng dịch vụ trò chơi điện tử của tổ chức đánh bạc. Hình thức này bị nghiêm cấm bởi Nghị định 72/2013/NĐ-CP và nhiều văn bản pháp luật khác.

Ngoài ra, điều 3 thông tư 24/2014 của Bộ Thông tin Truyền thông đã cấm “lợi dụng việc cung cấp, sử dụng dịch vụ trò chơi điện tử để đánh bạc, tổ chức đánh bạc, lừa đảo, kinh doanh trái pháp luật hoặc các hành vi vi phạm pháp luật khác”. “Vật phẩm ảo, đơn vị ảo, điểm thưởng chỉ được sử dụng trong phạm vi trò chơi điện tử và theo đúng mục đích mà doanh nghiệp đã báo cáo”.

Từ tháng 4/2016, Bộ Thông tin Truyền thông không có chủ trương cấp phép cho các game mô phỏng chơi, các trò chơi sử dụng lá bài, mô phỏng trò chơi trong các sòng bạc.

Theo luật sư, trên thực tế, khi tham gia vào các trò chơi game mô phỏng đánh bạc này, người chơi thường phải nạp tiền thật vào để tham gia, điều này đồng nghĩa với việc “chơi ảo nhưng mất tiền thật”.

“Vật phẩm ảo, đơn vị ảo, điểm thưởng không phải là tài sản, không có giá trị quy đổi ngược lại thành tiền, thẻ thanh toán, phiếu thưởng hoặc các hiện vật có giá trị giao dịch bên ngoài trò chơi điện tử. Như vậy, việc nạp tiền thật để chơi các trò đánh bạc online này cũng là hoạt động bị cấm theo quy định của Thông tư 24”, luật sư Tú phân tích.