Một số nguyên nhân trào ngược dạ dày, có thể bạn chưa biết

Trào ngược dạ dày được xem là căn bệnh phổ biến trong đời sống xã hội hiện nay, lứa tuổi nào cũng có thể mắc chứng bệnh này. Vậy nguyên nhân trào ngược dạ dày ở từng lứa tuổi là do đâu? cùng tintucf5.com tìm hiểu chi tiết qua nội dung dưới đây.

1. Nguyên nhân trào ngược dạ dày ở trẻ em

Mẹ cho con bú sai tư thế

Nguyên nhân trào ngược dạ dày ở trẻ em mẹ nên lưu ý, khi cho con bú sai tư thế cũng dễ khiến con mắc phải chứng bệnh này. Khi cho con bú, mẹ thường nằm nhất là vào ban đêm. Tuy nhiên, với tư thế này sẽ dễ làm cho bé bị trào ngược hơn. Vì lúc này dạ dày nằm ngang, khiến sữa dễ dàng trào ra ngoài hơn. Bên cạnh đó, thức ăn của bé thời điểm này chủ yếu là sữa mẹ dạng lỏng, nên càng dễ dàng trào ra qua khe hở của cơ thắt thực quản.

Nguyên nhân trào ngược dạ dày ở trẻ em
Nguyên nhân trào ngược dạ dày ở trẻ em

Dạ dày của bé chưa phát triển toàn diện

Đối với trẻ sơ sinh, dạ dày của bé sơ sinh nằm ngang và cao hơn, nên cơ thắt 2 đầu dạ dày đóng mở chữa đều, dễ làm trào ngược thức ăn lên thực quản. Một số ít trường hợptạo nên nguyên nhân trào ngược dạ dày ở trẻ là thường xuyên khiến bé bị đau dạ dày khi lớn hơn.

Hệ tiêu hóa chưa ổn định

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trào ngược dạ dày ở trẻ còn do hệ tiêu hóa của con chưa phát triển toàn diện. Các cơ thắt ở 2 đầu dạ dày thường hoạt động theo nguyên lý mở ra khi có thức ăn đi qua và đóng lại khi dạ dày co bóp, nghiền nát thức ăn. Tuy nhiên, đôi lúc chúng lại hoạt động lệch nhịp nên làm cho thức ăn bị trào ngược lên trên thực quản, bé dễ bị nôn trớ, sặc khi uống sữa, ăn dặm…khi chứng trào ngược kéo dài, trẻ dễ bị sặc thức ăn, trào ngược thức ăn qua miệng hoặc mũi ra ngoài, ói ra máu nếu thực quản của trẻ bị tổn thương.

Lenvima 4mg có hoạt chất Lenvatinib cho thấy công dụng của Lenvima 4 mg và lenvaxen 4 mg là điều trị ung thư đặc biệt là ung thư mô tuyến giáp thể biệt hóa, đang di căn và không còn có thể điều trị bằng iốt phóng xạ

2. Nguyên nhân trào ngược dạ dày ở người trưởng thành

Viêm loét dạ dày, tá tràng

Nguyên nhân trào ngược dạ dày ở người trưởng thành là do họ đang bị viêm loét dạ dày, tá tràng. Dạ dày có chức năng co bóp và tiêu hóa thức ăn, nên khi bị dạ dày bị loét, tổn thương, chức năng tiêu hóa sẽ bị ảnh hưởng. Quá trình làm rỗng khiến thức ăn ở dạ dày bị chậm, làm tăng áp lực cho cơ thắt thực quản, tạo điều kiện cho các chất dịch dạ dày trào ngược lên ống thực quản.

Thói quen ăn uống không lành mạnh

Bị trào ngược dạ dày còn do thói quen ăn uống của chúng ta, khi bị viêm loét dạ dày Ăn quá no, ăn đêm, ăn hoa quả có tính axit khi đói, ăn đồ ăn nhanh, chiên rán… cũng là những thói quen xấu khiến bạn mắc chứng bệnh này.  Việc ăn đêm không chỉ khiến cân nặng của bạn tăng, mà còn gây áp lực cho trương lực của cơ thắt thực quản dưới, dẫn đến cơ này bị yếu, đóng mở bất thường, gây chứng trào ngược.

Nguyên nhân trào ngược dạ dày ở người trưởng thành
Nguyên nhân trào ngược dạ dày ở người trưởng thành

Trào ngược do bẩm sinh

Trào ngược dạ dày cũng do yếu tố bẩm sinh gây nên. Một số trường hợp khi còn nhỏ mắc chứng trào ngược, triệu chứng này sẽ giảm dần khi trẻ lớn hơn và sẽ mất hẳn khi trưởng thành.

Stress, căng thẳng kéo dài

Thường xuyên bị stress, căng thẳng kéo dài cũng là một trong những nguyên nhân trào ngược dạ dày phổ biến, làm cho bệnh kéo dài dai dẳng. Stress là các trạng thái tâm lý bực bội, bất an, căng thẳng thần kinh… khi con người phải đối mặt với nhiều áp lực từ gia đình hay công việc.

Trên đây tin tức đời sống xã hội vừa chia sẻ với bạn một số nguyên nhân trào ngược dạ dày phổ biến, ở trẻ nhỏ và người lớn. Bệnh tuy không quá nguy hiểm đến tính mạng, nhưng chúng ta cần phát hiện sớm, thăm khám và có cách hỗ trợ điều trị kịp thời. Tránh để bệnh lâu ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và chất lượng công việc.