SWOT là gì? Những điều bạn chưa biết về sức mạnh của mô hình SWOT 

SWOT là một thuật ngữ khá phổ biến trong quản trị nói chung và trong Marketing nói riêng, không chỉ áp dụng cho chiến lược phát triển bản thân mà còn cho mô hình công ty SEO. SWOT có khả năng hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng và phát triển đường lối hoạt động trong một khoảng thời gian. Vậy SWOT là gì? Phân tích SWOT như thế nào là đúng? 

SWOT là gì?

SWOT là gì? Những điều bạn chưa biết về sức mạnh của mô hình SWOT 

SWOT là gì mà được nhiều người nhắc đến như thế? Thực chất đây là một mô hình phân tích kinh doanh của doanh nghiệp và S-W-O-T là chữ cái đầu của 4 chỉ tiêu Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội) và Threats (thách thức). 

Sau khi áp dụng mô hình phân tích SWOT dựa trên những yếu tố kể trên, doanh nghiệp sẽ nhìn rõ được mục tiêu, từ đó đánh giá khả năng thực hiện mục tiêu của mình thông qua những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực từ bên trong và bên ngoài. 

Công dụng của mô hình SWOT là gì? 

Công dụng của mô hình SWOT

Như đã nói thì mô hình SWOT bao gồm 4 yếu tố, đây cũng được xem là những yếu tố nền tảng của một doanh nghiệp, vì:

  • Strengths & Weaknesses đại diện cho 2 yếu tố thuộc nội bộ của công ty. Như vậy, bản thân tổ chức có thể kiểm soát và thay đổi được 2 yếu tố này bằng những tài sản thuộc về công ty, những sản phẩm, năng lực quản lý,… 
  • Opportunities & Threats đại diện cho 2 yếu tố bên ngoài, cụ thể là những tác động từ thị trường nên sẽ mang tính vĩ mô hơn. Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn có thể kiểm soát được bằng cách nắm bắt cơ hội cũng như đề ra chính sách quản trị để đề phòng và giải quyết rủi ro kịp thời. 

Từ đây, bạn có thể hình dung được chức năng của SWOT là gì chưa? Sau khi phân tích SWOT thành công cho doanh nghiệp của mình cũng là lúc bạn đã vạch ra những chiến lược cần thiết, đó là những nền móng để định hướng công ty trong tương lai. 

Ý nghĩa của từng yếu tố trong mô hình SWOT 

Strengths – điểm mạnh 

Đây là bước đầu tiên để bạn hiểu được doanh nghiệp của mình. Hơn nữa, có thể Strengths cũng là yếu tố dễ kiểm soát nhất nhưng lại giúp so sánh vị thế của doanh nghiệp so với các đối thủ cùng ngành trên thị trường chính xác nhất. Vậy một doanh nghiệp có những điểm mạnh gì:

  • Con người: Nếu bạn cho rằng doanh nghiệp của mình có lợi thế về con người nghĩa là bạn sở hữu một đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn cao, có kỹ năng làm việc và phối hợp trong toàn hệ thống tốt và bản thân của những người lãnh đạo có mối quan hệ sâu rộng… 
  • Vật chất: Nghĩa là bạn đang sở hữu cơ sở hạ tầng, tài sản cố định hoặc kỹ thuật sản xuất tiên tiến… 
  • Điểm mạnh khác: Có thể là chế độ đãi ngộ, thể chế công ty, quy trình làm việc khoa học – phối hợp chặt chẽ… 

Sau khi đã xác định được Strengths, bạn sẽ có thể biết được bạn cần phải phát huy điểm nào và lên kế hoạch để xây dựng những điểm mạnh còn tiềm ẩn. 

Hãy thử đặt câu hỏi để mở rộng khả năng đánh giá Điểm mạnh của doanh nghiệp mình, chẳng hạn như là: 

  • Khách hàng đang đánh giá cao sản phẩm hay dịch vụ của bạn ở điểm gì? 
  • Công ty của bạn có những ưu thế nào vượt trội hơn hẳn những đối thủ cạnh tranh?
  • Đặc tính thương hiệu thu hút nhất mà doanh nghiệp bạn đang sở hữu là gì? 
  • Bạn có đang ấp ủ ý tưởng độc đáo nào hay không? 
  • Doanh nghiệp đang sở hữu những tài nguyên nào mà đối thủ không có không? 

Weaknesses – điểm yếu 

Không một công ty, thậm chí là một tập đoàn nào lại không có điểm yếu. Nhưng quan trọng lại họ đã biết cách kiểm soát điểm yếu của mình hoặc đang dần biến điểm yếu thành điểm mạnh. 

Điểm yếu thường xuất phát từ rất nhiều khía cạnh. Có thể là mối quan hệ còn hạn chế, khả năng định hướng chiến lược không rõ ràng, chính sách quản lý nhân sự còn lỏng lẻo hay trình độ chuyên môn của nhân viên chưa cao… Sau khi xác định được những yếu điểm của công ty mình trong mô hình SWOT là gì, bước tiếp theo bạn nên làm là đặt những câu hỏi để giải quyết những vấn đề theo thứ tự. 

Tương tự như Strengths, hãy đặt những câu hỏi để xác định rõ hơn những yếu điểm:

  • Khách hàng đang phàn nàn như thế nào về sản phẩm mà bạn đang cung ứng?
  • Khách hàng không thích điểm nào của doanh nghiệp? (Phong cách phục vụ, mẫu mã sản phẩm, chất lượng, quảng cáo…)
  • Tại sao có nhiều trường hợp khách hàng hủy đơn?
  • Thương hiệu có đang tồn tại những thuộc tính tiêu cực nào không? 
  • Tài nguyên nào mà đối thủ có nhưng bạn lại không?  

Phân tích từng yếu tố trong SWOT 

Opportunities – cơ hội 

Khi tiến hành phân tích thị trường, các doanh nghiệp không thể bỏ qua yếu tố này được. Cơ hội được xem là những yếu tố mang ý nghĩa tích cực đến từ bên ngoài, chỉ cần doanh nghiệp xác định đúng, nắm bắt đúng và đưa ra chiến lược hợp lý thì chắc chắn thành công sẽ rất cao. Vậy những yếu tố cơ bản thường có của những doanh nghiệp trong mô hình SWOT là gì?

  • Xu hướng triển vọng của xã hội đối với sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp đang triển khai;
  • Cơ hội đến từ nền kinh tế;
  • Nắm được xu thế mới hoặc dự đoán được xu thế trong tương lai. Bởi lẽ khi bạn là người tiên phong, chắc hẳn khách hàng sẽ nhớ đến bạn nhiều hơn những đối thủ khác và bạn có thêm nhiều kinh nghiệm và bài học đắt giá. 

Đồng thời những câu hỏi liên quan đến chữ cái O trong mô hình SWOT là gì cơ bản gồm có:

  • Nên cải thiện quy trình bán hàng như thế nào? Hướng đến khách hàng hiện có hay đẩy mạnh khách hàng tiềm năng?
  • Phương thức truyền thông nào có thể thúc đẩy quyết định của khách hàng? 
  • Làm thế nào để tìm kiếm nhiều hơn những Guru trong ngành ủng hộ thương hiệu bạn? 
  • Phương pháp nào có thể tối ưu hóa quy trình làm việc liên phòng ban một cách có hiệu quả? 
  • Có ngân sách, tài nguyên hay công cụ nào mà công ty đã hoặc đang bỏ lỡ hay không? 
  • Kênh quảng cáo tiềm năng nào mà doanh nghiệp chưa khai thác?

Hãy nhìn vào điểm mạnh của công ty mình và dựa vào đó để đặt câu hỏi. Hoặc thử tưởng tượng nếu có thể khắc phục được những hạn chế thì sẽ mở ra cơ hội gì cho công ty? 

Threats – thách thức 

Đây là trở ngại mà doanh nghiệp cần phải vượt qua để chạm đến cánh cửa thành công. Thách thức thường đến từ những biến động từ thị trường, sự cơ cấu lại ngành, đối thủ cạnh tranh phát huy được nhiều thế mạnh, khả năng thích ứng của doanh nghiệp đối với thay đổi của thị trường còn non kém… Khi đã mạnh dạn nhìn nhận thách thức mà công ty đang đối mặt hay sắp phải đối mặt, các nhà lãnh đạo sẽ nhanh chóng triển khai phương án một cách toàn diện nhất. 

Cách lập ma trận SWOT 

Nếu bạn xác định 4 chữ cái trong mô hình SWOT đối với doanh nghiệp của mình rất thành công và chính xác mà không có bất kỳ động thái nào tiếp theo thì cũng vô ích mà thôi. Việc phân tích chỉ là bước đệm để phát huy khả năng lãnh đạo và ứng phó của những nhà quản lý cấp cao. Vậy để làm được điều đó, bạn cần phải triển khai ma trận SWOT:

S-O: Sử dụng điểm mạnh để khai thác cơ hội 

Được xem là chiến lược được ưu tiên hàng đầu vì nhờ những điểm mạnh mà doanh nghiệp đang sở hữu sẽ hiện thực hóa những cơ hội đang hiện diện trước mắt. Chiến lược này thích hợp với kế hoạch phát triển công ty ngắn hạn. 

W-O: Sử dụng điểm yếu để khai thác cơ hội 

Một trở ngại của việc sử dụng điểm yếu là sẽ làm cho công ty tiêu hao khá nhiều nguồn lực mới có thể nắm bắt tốt cơ hội. Nhưng nếu thành công, bạn đã có thể biến yếu điểm thành lợi thế. Như vậy W-O phù hợp với chiến lược trung hạn. 

S-T: Sử dụng điểm mạnh để hạn chế thách thức 

Đó có thể là những nguy cơ mang tính vi mô, sẽ gây ảnh hưởng đến tài chính hoặc nhân lực của công ty hoặc những nguy cơ mang tính chất vĩ mô, ảnh hưởng đến danh tiếng hoặc thậm chí là làm tổn thái tài chính nặng nề. Do đó khi sử dụng thế mạnh để khống chế nguy cơ thì tỷ lệ thành công cao hơn, nhưng chỉ phù hợp với những chiến lược ngắn lại. 

W-T: dùng yếu điểm để khắc phục nguy cơ 

Thông thường nguy cơ thường nhắm vào điểm yếu của doanh nghiệp mà tấn công. Vì vậy vai trò của W-T không chỉ là khắc phục điểm yếu mà còn giúp dự đoán rủi ro có thể xảy ra để tránh những nguy cơ đang tấn công vào điểm yếu. Đây được xem là chiến lược phòng thủ. 

Như vậy đến đây bạn đã có thể hiểu SWOT là gì chưa? Nghĩa là cách doanh nghiệp đang tự đánh giá hoặc đánh giá lại những giá trị, những khó khăn mà mình đang đối mặt. Chắc chắn là nếu thực hiện bài bản và phác thảo chiến lược đúng đắn sẽ giúp bạn đến gần hơn với thành công. Để tìm hiểu rõ hơn bạn có thể truy cập vào web: https://seomucoi.com/