12 nhân viên Apple bị bắt vì làm lộ bí mật CÔNG NGHỆ iPhone, iPad
Riêng trong năm 2017, Apple đã lần ra 29 người tuồn thông tin về sản phẩm công nghệ ra ngoài và gần một nửa trong số này đã bị bắt giữ.
Đầu năm nay, Snapchat gửi cảnh báo tới nhân viên không được rò rỉ các thông tin mật công nghệ. Điều hài hước là cảnh báo đó ngay lập tức… bị rò rỉ. Tuần qua, chuyện tương tự lại xảy ra tại Apple.
Theo tìm hiểu của tintucf5.com, một bản ghi chép được lưu hành nội bộ tại công ty có trụ sở ở Cupertino, California (Mỹ) đã bị phát tán. Đáng chú ý là bản ghi chép đề cập đến việc Apple đã phát hiện 29 người làm lộ thông tin của hãng và cảnh báo các nhân viên khác không chia sẻ bí mật với truyền thông và các nhà phân tích.
“Những người này không chỉ mất việc, họ còn gặp khó khăn rất lớn khi đi xin việc ở nơi khác”, Apple nhấn mạnh.
Hãng cũng liệt kê một số thông tin bị rò rỉ, như nội dung một cuộc họp do Craig Federighi, Phó chủ tịch phụ trách phần mềm, điều hành. Trong cuộc họp đó, Federighi đề cập tới một số tính năng cho iPhone có thể bị trì hoãn. Nhân viên cung cấp thông tin cho báo chí đã bị sa thải.
Trong một tình huống khác, chi tiết về một gói phần mềm công nghệ mới cũng bị phát tán, làm lộ khá nhiều bí mật về iPhone X và Apple Watch trước khi sản phẩm được công bố.
Tháng trước, một nhân viên Apple gửi lộ trình phát triển phần mềm công nghệ cho báo chí. Khi bị tra hỏi, người này, hiện đã mất việc, nói ông không nghĩ hành vi của mình sẽ bị phát hiện.
Apple cũng cho biết đang làm việc chặt chẽ với các nguồn cung ứng để hạn chế việc đánh cắp thông tin, xác định những cá nhân đang cố tiếp cận dữ liệu mật để bán kiếm tiền.
Trước đó, năm 2013 cũng được xem là năm “đặc biệt đau đớn” với Apple khi có tới 30.000 linh kiện công nghệ iPhone 5c (trong đó có 19.000 vỏ máy) bị bán công khai tại một số thị trường chợ đen. Apple đã mua lại toàn bộ chúng để đảm bảo mọi thứ bí mật đến khi ra mắt, nhưng việc làm này không hề dễ dàng.
Theo Bloomberg, tòa án Liên bang Texas (Mỹ) đã yêu cầu Apple phải trả cho công ty VirnetX Holding Corp. số tiền 502,6 triệu USD do vi phạm các bằng sáng chế mà công ty này nắm giữ. Đây là kết quả của vụ kiện từ năm 2010, khi Apple bị cáo buộc vi phạm các sáng chế về liên lạc an toàn, sử dụng cho FaceTime, VPN on Demand và iMessage.
Trong tám năm, Apple đã kháng cáo nhiều lần. Ban đầu, VirnetX cho rằng Apple vi phạm bốn bằng sáng chế, nhưng sau đó tòa án cho rằng chỉ ba trong số đó là vi phạm và yêu cầu công ty sản xuất iPhone phải trả 368 triệu USD. Tuy nhiên, hai năm sau, tòa lại hủy bản án và điều tra lại do “số tiền bồi thường chưa hợp lý”.
Nhưng sau đó, một thẩm phán phát hiện hành động vi phạm sáng chế của Apple là “có chủ ý” và yêu cầu trả thêm 1,2 USD đến 1,8 USD cho mỗi chiếc iPhone, iPad vi phạm bán ra thị trường. Số tiền Apple thua kiện sau đó nâng lên 439,7 triệu USD vào tháng 10 năm ngoái, trước khi ở mức 502,6 triệu USD.
Apple từ chối bình luận, trong khi Kendall Larsen, Giám đốc điều hành của VirnetX, cho rằng phán quyết là công bằng.
Trong một diễn biến khác, theo 9to5mac, Apple cũng bị Firstface – một công ty có trụ sở tại Hàn Quốc – kiện vì cho rằng hãng điện tử có trụ sở tại Cupertino (Mỹ) vi phạm sáng chế về hệ thống xác thực vân tay di động. Cụ thể, công ty này cho rằng Apple đã lấy sáng chế mà họ đã đăng ký từ năm 2011 tại Nhật Bản, Hàn Quốc và Mỹ để tích hợp cho Touch ID trên iPhone. Trong khi đó, phía Apple đang im lặng.